Cách sống của người Đức

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015 - Người đăng: gia sư tài năng trẻ vào lúc 00:42
Hiểu biết về lối sống của người Đức
Thắng thắn và rõ ràng:
Người Đức nổi tiếng là thẳng thắn và rõ ràng. Thẳng thắn thể hiện ở việc góp ý, đánh giá (khả năng, hiểu biết…), từ chối (lời mời, cuộc hẹn, xin phép) hoặc yêu cầu (giúp đỡ…). Bạn cùng đừng quá buồn khi nhận được những lời góp ý quá thẳng thắn và những lời từ chối rất thẳng thật.Rõ ràng thể hiện ở điểm mọi thứ phải minh bạch và logic.
Người Đức rất thích câu hỏi: Warum-Tại sao? ”Với người Đức, đừng bao giờ bắt đầu nói một điều gì, nếu không nghĩ ra câu trả lời cho câu hỏi Tại sao?”
- Tiết kiệm:Người Đức cũng được biết đên là sống cần kiệm hơn người dân các nước khác. Tiết kiệm thể hiện ở chỗ “vừa đủ”.
Điện thoại: Chi liên lạc khi cần thiết và nói những gì cần khi không thể liên lạc bằng những phương tiện khác rẻ hơn.
Điện: Sau khi sử dụng các thiết bị điện, cần được tắt ngay.
Nước: Khi sử dụng, ngoài chi phí phải trả để mua nước dùng, người sử dụng còn phải trả tiền xử lý nước thải, càng dùng nhiều nước sạch, thì càng phải trả càng nhiều tiền xử lý nước thải. Vì vậy người Đức rất tiết kiệm khi dùng nước, thông thường họ chỉ tắm 2 hoặc 3 lần/tuần (không tắm quá lâu và không thường dùng bồn tắm, mà thường dùng vòi hoa sen) và 3 ngày giặt, thay quần áo/1 lần. Bạn cũng đừng quá lo lắng về vấn đề đảm bảo vệ sinh cơ thể, vì môi trường ở Đức rất sạch, các đường phố hầu như không có bụi và không phải dùng khẩu trang.

Lò sưởi: Khí hậu ở Đức khá lạnh và thường xuyên phải sử dụng lò sưởi vào mùa đông và thu. Chi phí để sử dụng lò sưởi tương đối cao, khi ở trong phòng, chi nên bật ở mức vừa đủ ấm và khi ra khỏi phòng cần tắt các thiết bị sưởi.
Thức ăn: Thức thường được nấu vừa đủ và thậm trí còn hơi thiếu, khi ăn thừa thường được bảo quản trong tủ lạnh cho những ngày hôm sau.
Đi lại: Hạn chế tối đa việc sử dụng các phương tiện cá nhân tiêu tốn xăng dầu như xe ôtô riêng, xe gắn máy, thay vào đó là: Xe Bus, tàu điện, tầu hoả và đặc biệt là xe đạp, bạn đừng ngạc nhiên khi thấy những nhân viên văn phòng mặc đồng phục complet xắn quần hoặc những nhân viên nữ vén váy đạp xe đi làm.
Lạnh lùng-Đúng mực:
Người Đức được ví von của Cỗ Xe tăng – sự lạnh lùng và chắc chắn. Nhưng không vì thế mà họ không có tình cảm và cảm xúc: Người ta thường so sánh người Mỹ với quả anh đào, còn người Đức với quả dừa là vì như vậy. Quả anh đào rất mềm và ngọt, nhìn đã thấy thích, chưa ăn đã thấy ngon, nhưng khi ăn thì gặp phải cái hạt rất rắn. Còn quả dừa nhìn vừa xấu xí, thô kệch lại cứng rắn, nhìn đã không muốn ăn, nhưng khi đập tan được lớp vỏ thì lại được thưởng thức một bầu nước rất ngon, mát bổ. Hãy sống chân thật với người Đức, bạn sẽ được đáp lại sự chân thành hơn cả mong đợi.* Người Đức không thích: khoác lác, quá phô trương, ồn ã. Tất cả thể hiện sự đúng mực có suy xét.
Không thích than phiền và “buôn dưa lê”:
Đức tính tự lập và vượt khó của người Đức tạo cho họ thói quen không thích than phiền, than khó. Hãy cố gắng hết sức, trước khi nghĩ đến chuyện cầu cạnh sự giúp đỡ của người khác. Người Đức cũng không thích ngồi lê buôn chuyện và can thiệp vào cuộc sống cá nhân của người khác. Đừng mất quá nhiều thời gian để nói về những chuyện vô bổ với người Đức, nếu bạn không muốn biến cả quả dừa thành hột anh đào.
Người Đức nổi tiếng trên trên thế giới về tính tiết kiệm, từ cái nhỏ nhất cho đến lớn nhất. Người Đức có một sức làm việc, tinh thần làm việc phi thường, có lẽ đó là Gen di truyền từ tổ tông để lại. Ngoài ra không thể không nói đến tính tiết kiệm của người Đức. Vậy, chúng ta hay xem họ tiết kiệm như thế nào nhé!
Tiết kiệm nhiên liệu
Tiết kiệm nhiên liệu luôn được người Đức đặt lên hàng đầu. Họ thường sử dụng các loại bóng đèn giảm nhiên liệu, loại này không chỉ tiết kiệm được nhiên liệu mà còn có tuổi thọ lâu hơn bóng đèn tóc, đồng thời ánh sáng cũng dễ chịu hơn. Các loại máy móc trong nhà như ti vi, máy tính, máy giặt… không nên để stand by (chế độ chờ) mà nên được ngắt trực tiếp với nguồn. Tốt nhất nên lắp đặt các thiệt bị máy móc với một công tắc, khi không sử dụng nữa chỉ cần tắt công tắc.
Theo các nhà nghiên cứu Đức thông qua các máy móc để chế độ stand by, số tiền phải trả cho khoản năng lượng này có thể một năm lên tới 75€ trong mỗi gia đình. Như vậy tính trên cả nước hàng năm khoảng 15-20 triệu kW điện bị sử dụng một cách lãng phí. Để phục vụ cho số lượng điện lãng phí này hai máy nhiệt điện cỡ lớn phải làm việc hết công suất.
Khi nấu nướng cũng nên biết cách tiết kiệm điện, ví dụ như những đồ đông đá nên để ra ngoài trước khi dùng lò vi sóng hoặc lò nướng để rã đông. Ninh nấu thức ăn nên dùng nắp đậy nồi lại, giúp giữ nhiệt tốt hơn chóng chín hơn, tốn ít điện hoặc gas. Sau khi nấu mà bếp còn nóng thì cũng có thể dùng chính bếp đó để nấu các món sau, không phải bật nhiều bếp lên một lúc.
Lưu ý không phải các thiết bị máy móc nào cũng tốn điện như nhau, có loại tốn nhiều có loại tốn ít, kể cả những máy móc cũ cũng chưa chắc đã tiêu tốn năng lượng như cái mới. Vì vậy trước khi mua, nên xem xét hướng dẫn sử dụng bên ngoài, tìm hiểu các thông số kỹ thuật.
Nếu nhà có máy rửa bát thì nên dùng máy rửa bát thay cho rửa bằng tay, vì máy rửa bát tiêu tốn không nhiều năng lượng điện và nước bằng rửa trực tiếp bằng tay. Người Đức không tráng bát lại sau khi rửa vì nước rửa bát của họ không có hóa chất độc.
Không phải tất cả các loại quần áo và đồ dùng trong nhà nhất thiết phải giặt ở nhiệt độ cao, tùy vào từng loại vải mà để chế độ phù hợp, tránh đặt chương trình cho máy chạy quá lâu, tốn điện tốn nước.
Khi tắm không dùng nước quá nóng mà chỉ đủ ấm, nếu nhà nhiều trẻ em thì tắm cho chúng một lúc trong bồn tắm. Nếu muốn tiết kiệm nữa thì dùng nước sau khi tắm để dội toilet.
Không nên bật lò sưởi trong tất cả các phòng, riêng phòng ngủ thì dùng chăn dày hơn một chút vào mùa đông. Đặc biệt khi nhiệt độ trong phòng đã ấm thì không nên tắt lò sưởi, vì sau khi bật lại lò sưởi phải làm việc để làm ấm toàn bộ căn phòng như vậy rất tốn năng lượng.
Thường xuyên đọc sách báo thay bằng xem ti vi và đọc online trên máy tính.
www.giasutiengduc.net

Tiết kiệm tiền

Có lẽ tiết kiệm tiền thì ai cũng cần phải tiết kiệm, không chỉ người Đức. Nên có một quyển sổ ghi chép hàng ngày, những gì mình đã tiêu và cần tiêu để so sánh, rút ra trong một tháng mình cần bao nhiêu tiền cho chí phí cả gia đình, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền bảo hiểm… Để biết nếu tháng này cao hơn tháng trước thì phải giảm bớt cường độ tiêu, dùng. Giữ lại tất cả các hóa đơn để cuối tháng còn tính toán xem tháng này tiêu những gì và chi hết bao nhiêu, tháng sau rút kinh nghiệm không mua những thứ không cần thiết. Không nên để bụng đói khi đi chợ, vì khi đói rất hay mua nhiều đồ ăn vặt.
Các siêu thị và các cửa hàng thường có chương trình khuyến mãi, giảm giá hoặc có siêu thị này rẻ hơn siêu thị khác, hoặc có thể mua online. Nên lập kế hoạch thực đơn cho cả tuần, nên để ra một khoản tiền cố định dùng mua đồ ăn cho gia đình, quy định giới hạn tiêu dùng. Thường thì ai đi mua đồ mà chưa lập kế hoạch hoặc chưa biết mình làm gì sẽ mua nhiều đồ không cần thiết hơn người đã chuẩn bị kế hoạch từ trước. Như vậy không chỉ tốn tiền mà còn tốn thêm thời gian. Nấu ăn tại nhà được ủng hộ, vừa tiết kiệm tiền vừa đảm bảo độ vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mỗi người Đức đều có một ống đựng tiền xu, những đồng xu nhỏ được cho vào đó, đến khi đầy mang ra ngân hàng, nhân viên ngân hàng đếm và đổi ra tiền chẵn, chuyển trực tiếp vào tài khoản.
Có nhiều cách để tiết kiệm, không chỉ trong một lúc mà phải tiết kiệm hàng ngày, từ những thứ nhỏ nhặt nhất cho đến thứ lớn nhất. Tiết kiệm không có nghĩa là thắt lưng buộc bụng hoặc quá khắt khe, keo kiệt, chất lượng cuộc sống bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu.
Nước Đức đã từng trải qua hai cuộc chiến tranh, chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thứ hai, thiệt hại vật chất và con người vô số kể. Cho đến năm 1945 người Đức mới được thực sự sống trong hòa bình và cho đến năm 1990 nước Đức mới được thống nhất. Với công cuộc xây dựng đất nước từ bàn tay trắng, cho đến nay nước này đã trở thành một cường quốc trên thế giới về kinh tế chính trị, công nghệ khoa học, mặc dù sau chiến tranh gần như tất cả công trình khoa học bị phá hủy.
www.giasutiengduc.net

Đầu tư thận trọng như người Đức

Nhiều người dân Đức có thói quen gửi tiền vào ngân hàng hơn là đầu tư vào cổ phiếu và các khoản đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên, lãi suất tại Đức đang biến động một cách tiêu cực.
Lãi suất tiêu cực
Nhiều người gửi tiền tiết kiệm tại Đức đã nhìn thấy rằng, lãi suất ngân hàng còn thấp hơn cả mức lạm phát vốn rất thấp. Vì vậy, Deutsche Skatbank, nằm ở bang Thuringia phía Đông Đức có kế hoạch áp dụng mức lãi suất tiêu cực đối với một số khoản tiền gửi đã khiến nhiều người kinh ngạc.
Hình phạt sẽ chỉ áp dụng cho số dư trên 500.000 euro (625.000 USD) trong tài khoản được rút tiền ngay vốn không nhiều. Về mặt kỹ thuật, đây là lần đầu tiên các ngân hàng Đức đã áp dụng lãi suất tiêu cực: một số ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp phải trả tiền gọi là phí dịch vụ. Một số trái phiếu chính phủ đã được giao dịch với lợi tức tiêu cực. Nhưng đây là lần đầu tiên tài khoản cá nhân bị đối xử như vậy. Có lẽ các ngân hàng hy vọng người gửi tiền sẽ gửi tiền dài hạn hoặc các khoản đầu tư cho lợi nhuận cao.
Thói quen đầu tư của người Đức
Những người gửi tiền tiết kiệm tại Đức rất kỳ lạ; họ tránh xa cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản, thay vào đó là gửi hơn 2 nghìn tỷ euro vào tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng. Nói cách khác, họ rất thận trọng.
Theo một khảo sát mới nhất, trong khi hơn một nửa người Mỹ đầu tư vào cổ phiếu của các doanh nghiệp Mỹ, chỉ 15% người Đức trực tiếp sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp Đức, 21% sở hữu các quỹ tương hỗ. Điều này càng đáng ngạc nhiên hơn khi mức lãi suất ở mức thấp kỷ lục.
Một số người Đức nghĩ rằng gửi tiền tại các ngân hàng chỉ đơn giản là được hưởng lãi suất trong khi đó thị trường chứng khoán và bất động sản giống như một hình thức đánh bạc.
Người Mỹ có các kênh tin tức cập nhật 24/24 các thông tin kinh tế tài chính với những chuyên gia hào hứng đưa ra lời khuyên đầu tư. Ví dụ gần nhất ở Đức là Dirk Müller – nhà giao dịch ở Frankfurt được biết đến với biệt danh “Mr DAX”. Đây là chuyên gia xuất hiện khá thường xuyên trên tivi và những cuốn sách của ông cũng được bán rất chạy.
Tuy nhiên, ông là người hiếm hoi khuyên người Đức nên mạo hiểm đầu tư vào các tài sản ngoài sổ tiết kiệm. Ông coi đây là “một trong những sản phẩm tồi tệ nhất mà các ngân hàng có thể cung cấp” bởi đây nhà đầu tư bị giới hạn số tiền và số lần mà họ có thể rút ra. Thêm vào đó, lãi suất cũng ở mức thấp hơn so với lạm phát.
Tuy nhiên, chỉ có rất ít người Đức nghe theo lời khuyên này. Theo khảo sát của Hiệp hội ngân hàng Đức chỉ có 30% người Đức cho biết họ tiết kiệm tiền “cho tuổi già”, 27% cho “trường hợp khẩn cấp” và 27% để “mua các tài sản lớn”. Chỉ có 7% nhắc đến việc “đầu tư làm giàu”. Khi được hỏi nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định đầu tư, 60% có câu trả lời là “an toàn”, chỉ có 15% quan tâm đến lợi nhuận.
Các chính sách công cũng coi chứng khoán là tài sản đầu tư chứa đầy rủi ro, hoặc thậm chí là trái phép. Chính phủ duy trì chế độ theo dõi các nhân viên tư vấn một cách chặt chẽ, có hệ thống ghi lại bất cứ lời phàn nàn nào từ khách hàng. Thêm vào đó, luật bảo vệ người tiêu dùng yêu cầu nhân viên tư vấn phải đọc lời khuyên bắt buộc (giá cổ phiếu có thể đi lên cũng như đi xuống) bất cứ khi nào họ gặp gỡ khách hàng.
Kết quả là, mặc dù người Đức có thu nhập khá cao nhưng tài sản ròng trung bình chỉ ở mức 51.400 euro – tương đương 69.221 USD. Đây là mức không chỉ thấp hơn của Pháp (115.800 euro), Hà Lan (103.600 euro) mà còn thấp hơn cả Hy Lạp (101.900 euro) và Slovakia (61.200 euro). Tỷ lệ sở hữu nhà ở mức thấp là lý do chính, nhưng người Đức chỉ kiếm được quá ít lợi nhuận từ những khoản tiết kiệm là lý do quan trọng hơn.
Kinh tế Đức sa sút
Ngân hàng Trung ương châu Âu đã hy vọng sẽ khuyến khích các ngân hàng cho vay bằng cách đánh lãi suất tiêu cực đối với một số khoản tiền gửi vượt quá con số quy định. Nhưng người Đức hoài nghi rằng chính sách tiền tệ siêu lỏng có thể thúc đẩy hoạt động cho vay và do đó không cần phải cải cách tài chính và cấu trúc sâu hơn.
Họ cáo buộc ECB có những sai lầm trong quá khứ với chính sách lãi suất của mình. Quan hệ giữa ECB và Bundesbank, ngân hàng trung ương có truyền thống hiếu chiến của Đức đang trong tình trạng căng thẳng.
Ý định của ECB, tuy nhiên, không phải là quá khác so với Deutsche Skatbank: để khuyến khích người tiết kiệm chuyển sang tài sản rủi ro, thúc đẩy đầu tư sản xuất. Nhưng xem ra không hiệu quả, thay vì chuyển sang các tài sản đầu tư sinh lợi nhiều hơn, người Đức phản ứng với lãi suất thấp bằng cách giảm tiết kiệm. Tuy nhiên, đầu tư tư nhân đã giảm trong những năm gần đây, phản ánh việc thiếu đầu tư của chính phủ Đức. Đây là một vấn đề ngày càng lộ rõ.
Số liệu thống kê cho thấy do hoạt động xuất khẩu yếu, đầu tư đi xuống, GDP của nền kinh tế lớn nhất Eurozone là Đức giảm 0,2% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6/2014 và đánh dấu lần suy giảm đầu tiên trong hơn một năm. Nhiều viện nghiên cứu hàng đầu dự đoán Đức sẽ đạt tăng trưởng yếu trong năm nay và các nhà kinh tế đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Đức từ 1,9% xuống 1,3% và từ mức 2% xuống còn 1,2% trong năm 2015.
Động lực chính giúp Đức thoát khỏi cuộc suy thoái cận kề là chi tiêu hộ gia đình gia tăng mạnh mẽ. Thêm vào đó, ngoại thương cũng góp phần không nhỏ khi cán cân nghiêng về phía xuất khẩu so với nhập khẩu. Tuy nhiên, giới phân tích vẫn chưa vội lạc quan khi vẫn còn những lo ngại về tình hình thu hút đầu tư, xây dựng tại Đức.
( nguồn sư tầm )